27/08/2020

8 vấn đề răng miệng thường gặp ở mèo

  1. Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là một bệnh khá phổ biến trên mèo, hơn cả bệnh béo phì, bệnh thận hoặc các bệnh thường gặp khác trên mèo ( như bệnh nấm da, rụng lông, biếng ăn,…). Khi mèo được 3 tuổi, hầu hết đều có vấn đề nha chu, mặc dù trước đó đã có những dấu hiệu bất thường nhưng chủ nuôi thường bỏ qua.

Bệnh nha chu bắt đầu khi các mảm bám và cao răng được tích tụ trên răng. Theo thời gian, các mảng bám sẽ xâm lấn sâu vào nướu và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và gãy răng. Biện pháp điều trị là loại bỏ hoàn toàn cao răng và mảng bám bằng kỹ thuật cạo vôi răng. Sau đó, bác sĩ thú y sẽ đề nghị một số chế độ chăm sóc cho mèo của bạn bằng các sản phẩm vệ sinh răng miệng để hạn chế sự hình thành cao răng tiếp theo.

Bệnh nha chu ở Mèo

  1. Ung thư

Ung thư khoang miệng đứng hàng thứ tư các bệnh ung thư ở mèo. Ung thư có thể xảy ra ở nướu, môi, lưỡi, xương hàm hay vòm miệng. Dấu hiệu ung thư bao gồm khối u xuất hiện trong miệng, mặt sưng, chảy nước dãi, sụt cân, rụng răng bất thường hay hôi miệng.

Chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị ung thư miệng có tỉ lệ thành công hơn trước khi có sự di căn vào xương. Các khối u dễ dàng được phát hiện qua việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Vì vậy chăm sóc răng miệng là cách phòng ngừa ung thư miệng tốt nhất.

  1. Viêm miệng

Viêm miệng là tình trạng khá đau đớn cho mèo do viêm hay loét các mô trong khoang miệng. Bệnh này gặp ở tất cả các giống mèo và có thể xuất hiện khá sớm khi mèo chưa đến 1 tuổi. Những con mèo bị viêm có miệng sưng tấy, đỏ và dễ phản kháng khi chủ nuôi chạm vào răng miệng. Mèo thường bỏ ăn do các vết viêm loét làm mèo rất đau. Nếu không điều tri kịp thời, mèo có thể suy dinh dưỡng, kiệt sức và chết.

Khi phát hiện sớm, mèo có thể được chăm sóc tại nhà bằng thuốc và các biện pháp vệ sinh răng miệng như đánh răng. Một cuộc tiểu phẫu để loại bỏ các vùng bị tổn thương và răng bị hư là giải pháp tối ưu cho các ca nghiêm trọng. Đa số các con mèo hồi phục lại rất nhanh sau ca tiểu phẫu.

  1. Răng bị ăn mòn

Đây là tình trạng phổ biến với hầu hết mèo trên 5 tuổi nhưng ít được biết đến. Các phần bị ăn mòn bao gồm men răng, ngà răng, các mô mềm ở chân răng, các mạch máu và dây thần kinh. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu được cơ chế đầy đủ của vấn đề này.

Việc ăn mòn bắt đầu dưới đường viền nướu nên rất khó xác định răng nào bị ăn mòn nếu không có tia X. Các dấu hiệu nhận biết chung là mèo thay đổi sở thích ăn uống, chuyển qua các thức ăn mềm và nuốt thức ăn chứ không nhai. Sự ăn mòn này có thể xảy ra trên một hay nhiều răng. Sau khi được chẩn đoán, các răng bị ăn mòn cần phải được nhổ bỏ.

  1. Gãy răng

Gãy răng thường thấy trên mèo. Các răng bị gãy chủ yếu là răng nanh. Do tủy răng trải dài hết trục của răng nên dù vết gãy nhỏ cũng làm cho mèo rất đau đớn. Các trường hợp gãy răng hầu hết là do chấn thương. Ngoài ra tình trạng mòn răng cũng có thể làm răng suy yếu và dễ gãy.

Các trường hợp gãy răng có thể quan sát bằng mắt thường, trừ gãy dưới đường viền nướu. Răng bị gãy có thể đổi sang màu xám. Khi bác sĩ thăm khám, phụ thuộc vào mức độ gãy răng mà bác sĩ sẽ chỉ định có nhổ bỏ răng gãy và các răng xung quanh hay không. Ngoài việc chịu đau đớn, các vết gãy hở có thể đâm vào khoang miệng gây sưng, áp xe và nhiễm trùng.

  1. Hôi miệng

 Hôi miệng có thể xuất phát từ các vấn đề khác nhau từ khoang miệng như nha chu, khối u hay là kết quả của các bệnh tiểu đường, bệnh thận. Chủ nuôi luôn phàn nàn với bác sĩ về tình trạng hôi miệng của mèo họ. Và giải pháp tốt nhất là vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng các sản phẩm như kem đánh răng, nước xúc miệng, …Và nếu việc chải răng hoặc xúc miệng cho chúng quá khó khăn, không gì tuyệt hơn là dùng các dòng sản phẩm của Tropiclean.

Tuy nhiên, nếu hôi miệng đi kèm với tình trạng bỏ ăn, khó nuốt, nôn, tiêu chảy,… thì việc thăm khám từ bác sĩ và xét nghiệm tổng quát là cách tốt nhất để tìm ra nguyên nhân của chứng hôi miệng.

  1. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng thường xảy ra thứ phát sau chấn thương, có dị vật trong miệng, mèo bị ức chế miễn dịch hoặc mòn răng. Nhiễm trùng làm nướu bị sưng tấy, đỏ và có thể tạo áp xe.

Áp xe chân răng làm mèo đau đớn và sưng hàm, chỗ viêm nhanh chóng lan rộng ra các mô xung quanh.

Nhìn bên ngoài thấy mèo có biểu hiện sưng mặt, mắt lồi ra ngoài, giảm cảm giác them ăn, hay lấy tay gãi lên mặt. Cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ áp xe, nhổ răng, rút tủy, điều trị nhiễm trùng và kiểm soát đau.

  1. Răng so le

Răng mọc so le tức là không nằm đúng vị trí cấu trúc răng bình thường, làm miệng khó khép lại được. Khi nhai thức ăn, mèo có thể cắn trúng nướu và dẫn đến đau đớn, viêm. Khi răng mọc so le, sẽ dễ dính các mẩu thức ăn vào kẽ răng gây cao răng và dẫn đến nha chu. Răng mọc so le do bẩm sinh hay thứ phát sau một chấn thương.

Các con mèo được phát hiện sớm, có thể điều chỉnh răng so le bằng cách niềng răng hoặc nhổ bỏ răng để cải thiện quá trình phát triển hàm sau này.

Bạn thấy đấy, thú cưng đều có vấn đề răng miệng như con người chúng ta nếu không chăm sóc cho chúng hàng ngày. Bệnh răng miệng không thể xem thường, vì nó sẽ đem theo nhiều hệ lụy như hơi thở hôi, vi khuẩn từ nha chu lây nhiễm sang con người, bệnh đi vào tim gan thận ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến cho thú cưng lười ăn, từ đó làm giảm tuổi thọ của chúng từ 4-7 năm. Vì vậy, nếu bạn thật sự yêu người bạn nhỏ của mình, đừng bao giờ xem nhẹ việc chăm sóc răng miệng hàng ngày cho chúng nh

Và tất nhiên, Tropiclean sẽ luôn đồng hành cùng bạn. 

 

Nguồn: Tropiclean VN

popup

Số lượng:

Tổng tiền: